Tapas và Sentosha trong thực hành Yoga: Khổ luyện và Mãn nguyện
top of page

Tapas và Sentosha trong thực hành Yoga: Khổ luyện và Mãn nguyện

Cuộc sống hiện đại hối hả luôn đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nỗ lực và cố gắng làm nhiều hơn, đạt được nhiều hơn nữa. Đó là công việc, là chu toàn nhà cửa con cái, bạn bè họ hàng. Và sau khi chia sẻ hết năng lượng, thời gian của mình cho những người khác, chúng ta chọn ¨thư giãn¨ bằng cách xem những chương trình kịch tính giật gân trên TV, hoặc giải trí bất tận trên mạng xã hội. Càng xem nhiều, càng hướng ra ngoài nhiều, chúng ta càng HAM MUỐN nhiều.


Phải không bạn?


Cô kia có thứ này, mình cũng muốn có! Cô ấy làm được tư thế Yoga này, mình cũng phải làm được! Cô ấy có thân hình đẹp, mông to, eo bé, mình cũng phải thế chứ!


Và nếu chẳng may mình chưa có / không có được như người ta, thì mình lại tự dằn vặt mình, không hài lòng, tự buồn bực căng thẳng trong người phải không?


Tham vọng không xấu. Chúng ta cần phải có khao khát thì mới có động lực để tiến lên chứ! Nhưng nếu chỉ có cố gắng và nỗ lực mà không có sự nghỉ ngơi, sống chậm lại, thì cũng như Dương mà không có m. Yang mà không có Yin. Sẽ mất cân bằng, và chúng ta dễ rơi vào hố sâu của stress. Bị nuốt chửng bởi những muộn phiền lo toan và chối bỏ bản thân.


Trong luyện tập nói chung và Yoga nói riêng cũng vậy. Cố gắng tập là tốt, nhưng tạo quá nhiều áp lực lên cơ thể cũng khiến cơ thể kiệt sức và không có kết quả. Mong muốn mình đẹp hơn và tiến bộ hơn mỗi ngày là tốt. Nhưng đồng thời hãy yêu thương cơ thể mình và những đặc điểm của riêng mình. Dù sao thì cơ thể cũng là món quà quý giá nhất mà chúng ta nhận được trong cuộc đời này.


Trong Niyama - thực hành Tự Quan Sát Bản Thân - đây là một trong 8 nhánh của Yoga, có hai điều tôi nhớ nhất:

Tapas: Ngọn Lửa của sự khổ luyện

Sentosha: Sự Mãn Nguyện

Hai điều này ở ngay cạnh nhau, và chúng trái ngược nhau, nhưng không thể chỉ có 1. Không có gì là xấu tuyệt đối hay tốt tuyệt đối. Chúng ta luôn phải tìm sự cân bằng trong mọi khía cạnh của cuộc đời.


Khổ luyện là điều nên làm, nhưng nếu chỉ có khổ luyện thì sẽ như một ngọn lửa không bao giờ tắt, sẽ làm bạn cạn kiệt năng lượng. Không còn niềm vui và sự hài lòng trong việc luyện tập. Cần phải thực hành thêm sự mãn nguyện, hài lòng với những gì mình đạt được - hoặc thậm chí những gì mình chưa hoặc không đạt được thì cũng mãn nguyện mà chấp nhận. Sự mãn nguyện này làm cho tâm trí được thanh thản, bình an. Thế nhưng quá nhiều mãn nguyện thì chúng ta cũng chẳng tiến được đi đâu, không học thêm điều gì mới.


Cuộc sống này không ngừng biến động, không có điều gì nắm giữ mãi trong tay. Chúng ta phải liên tục cân bằng lại. Khi thấy có gì quá, thì lại tự điều chỉnh. Cũng giống như cơ thể của mình, sẽ yếu chỗ này, cứng chỗ kia, khỏe quá, dẻo quá, nay da cần chăm sóc, mai là dạ dày ăn uống chưa ổn, v.v. Và tâm trí cũng vậy, mình phải luôn cân bằng khi quá vui, quá chán, quá giận, quá tuyệt vọng, quá nhiều hi vọng, v.v.


Luôn luôn là như vậy. Một hành trình không có hồi kết. Và trên cuộc hành trình đó chúng ta tự quan sát mình và cân bằng lại thôi.



----------------------------------------------------------------------

Đây là bài học trong khóa học Yoga Phục Hồi: Ngọt Ngào & Tan Chảy.


10 lớp Yoga nhẹ nhàng, chậm rãi mở ra những căng thẳng trên cơ thể bạn và chạm sâu vào những gì diễn ra trong tâm trí và tâm hồn.

Liệu pháp tuyệt vời cho cơ thể và tâm trí.

❀ Lấy cảm hứng từ:

⋆ Yin Yoga: giữ lâu, tác động chậm từ từ qua các lớp cơ và vào các khớp

⋆ Yoga Phục Hồi: thư giãn trong các tư thế Yoga cùng dụng cụ hỗ trợ

⋆ Hatha Yoga: giữ lâu và kiểm soát hơi thở trong tư thế

❀ Chạm tới mọi nơi trong cơ thể bạn và lắng nghe câu chuyện của từng cơ bắp

❀ Trải nghiệm riêng tư khám phá cơ thể và đi sâu vào nội tâm của chính mình

❀ Tập chậm, giữ lâu, cùng các dụng cụ hỗ trợ, phù hợp với mọi trình độ

❀ Giải tỏa cơn đau thắt lưng, đau cổ vai gáy, thần kinh tọa, ê mỏi hông, tê bì tay chân, v.v

Đăng ký khóa học:



Theo dõi Hà My Yoga trên:


62 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page