Ha My YOGA BLOG | Yoga i Malmö
top of page
Tìm kiếm

Từ nền tảng là tư thế Dandasana, khi gập hông sâu hơn (hip flexion) và gập cả cột sống nữa (spine flexion) thì chúng ta có tư thế Paschimottanasana - Ngồi Cúi Gập Trước. Tư thế này kéo dãn sâu ở mặt sau của cơ thể. Đó là lợi ích của tư thế, và đó cũng là lý do tại sao nhiều người mới tập Yoga không vào sâu, thậm chí không làm được do cơ thể cứng.



Nhưng bạn có công nhận với tôi rằng cái cảm giác dãn cơ sâu khi vào tư thế này nó rất là đã không? Cơ ở lưng và gân kheo của tôi khá cứng, nên khi giữ lâu trong tư thế này và hít thở sâu, thấy dãn cơ một cách ngọt ngào luôn. Hôm nào hứng lên lại để thêm 1 2 cục block ở trước chân để với nữa thì càng dãn sướng.


Nhưng tôi hiểu đây là tư thế Yoga khó cho người mới tập Yoga, người cứng. Thế nên chúng ta có thể thử vài cách để làm cho Paschimottanasana trở nên ngọt ngào hơn:

Cách 1: Gập đầu gối. Thật đơn giản! Gập đầu gối giúp đỡ dãn quá căng cho cơ gân kheo đang cứng. Khi cơ gân kheo đang ngắn, cứng, thì kéo căng quá không làm nó dài ra ngay được mà lại bị kéo xương chậu theo hướng xương chậu ngả sau (pelvis posterior tilt), dẫn tới gù ở lưng dưới. Lúc này gập hông không hiệu quả do xương chậu đang bị ngả ra sau, nên cúi gập mãi chẳng thấy xuống được sâu.



Vậy tôi gợi ý co đầu gối lại, đẩy xương cụt ra sau để xương chậu ngả trước (pelvis anterior tilt) sẽ gập hông hiệu quả hơn, từ đó dãn cơ gân kheo hiệu quả. Thậm chí bạn chỉ cần dừng lại tại đây và không cần gập cột sống. Tư thế sẽ hơi giống Dandasana. Tôi cũng thích co đầu gối và quàng tay ôm lấy chân mình. Mỗi sáng thức dậy mà người cứng đơ thì chỉ tập được thế thôi là cũng thấy dãn rồi, chưa cần với tới bàn chân.


Cách 2: Bạn vẫn có thể gập đầu gối ở đây, nhưng thay vì túm tay vào tận bàn chân thì chúng ta có thể với tay ra phía trước hoặc với tay trên sàn ra xa dần. Nhiều khi việc tóm tay vào bàn chân khiến cơ thể bị ép vào một tư thế sâu mà nó chưa sẵn sàng cho lắm.


Cách 3: Ngồi trên block. Bạn có nhớ trong các tư thế ngồi, khi ngồi trên block, chúng ta có thêm không gian cho hông và lưng dưới ? Tương tự như vậy, trong cả tư thế Dandasana lẫn Paschimottanasana tôi ngồi rất ổn, lưng rất thẳng! Đôi khi chúng ta cần tới hai tầng block để cảm thấy thoải mái ở hông - lưng dưới.


Cách 4: Chúng ta có thể dùng dây để nối tay tới chân. Nếu cần thiết, co đầu gối nhẹ để giúp xương chậu ngả trước tốt hơn và dãn cơ gân kheo hiệu quả hơn. Từ nền tảng xương chậu ngả trước dẫn tới gập hông sâu, rồi chúng ta gập thêm cột sống để kéo dãn cả lưng.


Cách 5: Cho cái gối xuống dưới đầu gối.


Khi này bạn không cần chủ động co đầu gối, mà đã có cái gối êm ái dày dặn đỡ dưới đầu gối cho cơ gân kheo đỡ căng. Kết hợp với ngồi trên block sẽ làm tư thế dễ chịu hơn nhiều. Như học viên trong hình trái, dù đã có gối và block hỗ trợ, nhưng anh ấy vẫn không thể cúi gập được sâu hơn. Đây đã là giới hạn dãn cơ và người tập sẽ tiến bộ từ xuất phát điểm này. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ trong Yoga như gối, block, chăn, dây sẽ khiến buổi tập dễ chịu và hiệu quả hơn rất nhiều cho người mới bắt đầu tập Yoga.

------------------------------------------------------

Cảm ơn bạn đọc đã đọc hết bài! Đọc thêm về các tư thế Đảo Ngược khác trong Yoga:




Prop Up! là một dự án Hà My Yoga (Sweden) thực hiện nhằm giúp bạn làm được hơn 80 tư thế Yoga một cách dễ dàng cùng với các dụng cụ đơn giản: block, dây, chăn, gối, tường. Giúp bạn có thể thật sự tận hưởng việc thực hành Yoga!


Bạn thấy bài viết hữu ích? Hãy share về FB của mình nhé!

Đã cập nhật: 9 thg 10, 2020

VỀ CÁC TƯ THẾ GẬP TRƯỚC TRONG YOGA


Các tư thế Gập trước chủ yếu là gập hông và cột sống (thuật ngữ chuyển động: hip flexion, spine flexion) nhằm kéo dãn các nhóm cơ phía sau của cơ thể: lưng, hông và chân. Tùy vào hình dáng, nếu tư thế thẳng đầu gối thì sẽ kéo dãn cả cơ gân kheo.


Nhiều tư thế cúi gập trước mang lại cảm giác rất êm dịu, yên bình và thư giãn cho người tập, đặc biệt là các tư thế như tư thế Em Bé, tư thế Happy Baby, v.v… Đúng như tên gọi, các tư thế này có hình dáng mô phỏng cơ thể chúng ta khi còn là một em bé, hoàn toàn thư giãn thoải mái không cần cố gắng hay lo nghĩ gì.


Nhiều tư thế thì kéo dãn rất sâu và giải phóng các co cứng, căng thẳng tích tụ ở mặt sau của cơ thể. Cảm giác sẽ không mấy thoải mái cho những người cứng. Nhưng sự kéo dãn này là hoàn toàn cần thiết để duy trì biên chuyển động khỏe mạnh cho cơ thể.



BALASANA - TƯ THẾ EM BÉ


Cái tên nói lên tất cả. Trong tư thế Em bé, cơ thể chúng ta gói gọn lại như khi còn nằm trong bụng mẹ. Tôi hay đọc sách báo khoa học, nên tôi có thể lý giải tại sao chúng ta cảm thấy an toàn trong tư thế như là Balasana: đó là vì khi nằm co quắp như thế, tất cả các bộ phận yếu điểm nhất của cơ thể người được bao bọc: các cơ quan nội tạng ở bụng, các cơ quan sinh dục, tim phổi, họng, gương mặt. Cả các động mạch chính cũng được bao bọc ở vị trí gập khớp (flexion) đó là: động mạch cổ tay, động mạch bụng, động mạch yết hầu, động mạch ở đùi, v.v..



Đây cũng là lý do vì sao các tư thế Yoga có hình dáng ngược lại với Cúi Gập Trước - chính là họ tư thế Ngả Sau, khiến nhiều người tập cảm thấy sợ và không thoải mái, vì khi ngả sau thì thường các bộ phận trọng điểm kể trên phơi bày ra.


Nhiều trường phái Yoga có tên gọi khác nhau để chỉ các biến thể khác nhau của tư thế Em Bé, nhưng ở đây tôi xin gọi cùng 1 tên tư thế Em Bé thôi.


Chúng ta có thể để hai đầu gối gần nhau và để ngay dưới ngực, hoặc tách hai đầu gối xa nhau. Đối với người tập có bụng và ngực lớn thì việc ngồi tách hai đầu gối sẽ giúp thân trên của họ thư giãn được ở không gian giữa hai chân. Ngồi khép gối sẽ khiến họ bị chèn ép ở ngực hoặc bụng và khó ngồi yên ổn trong tư thế.



Về tay, chúng ta có thể để tay qua đầu như hình 1. Nếu ở đây kéo tay ra xa thì chúng ta sẽ nhận được một sự kéo dãn nhẹ nhàng ở hai bên lườn và mặt dưới cánh tay. Tay cũng có thể xuôi theo thân và đặt cạnh chân như hình 2. Đối với tôi thì tay xuôi theo thân thấy thư giãn và hai bả vai được rơi xuống hai bên một cách nhẹ nhàng, là tư thế trả lại sau khi thực hiện backbend: uốn lưng ra sau cần khép hai bả vai nhiều.



Một số vấn đề và lý do khi ngồi trong tư thế Em Bé:

- Không đặt được mông sát về phía gót chân. Nguyên nhân do gập đầu gối không đủ sâu. Có thể do chưa quen gập gối sâu, tập lâu sẽ quen. Hoặc do tự nhiên cơ thể đã có bắp chân dày nên không gập gối sâu hơn được. Nhưng khi đó sẽ khó thư giãn đầu trên mặt sàn. Bạn có thể dùng block để gối đầu. Tùy vào khoảng cách giữa đầu với sàn, bạn chọn chiều dài block thích hợp để gối đầu.

- Không đặt sát mu bàn chân xuống sàn, do cổ chân không duỗi được nhiều (ankle plantarflexion). Khi người tập bị cứng ở cổ chân, sẽ có một khoảng không lớn giữa mu bàn chân và sàn nhà. Thực hiện tư thế như vậy không thấy thoải mái, thậm chí mỏi hoặc đau. Khi đó tôi sẽ cuốn chăn đặt vào vị trí mu bàn chân để lấp đầy khoảng cách giữa cổ chân và sàn. Cổ chân người tập có một điểm tựa êm ái.



Nếu không có block hoặc không thích dùng block, bạn có thể chồng hai cẳng tay lên nhau để gối đầu. Còn nếu có luôn 1 cái gối thì quá tuyệt vời, đặt cái gối theo chiều dọc để nó có thể hỗ trợ bạn ở toàn bộ thân trên và gối đầu luôn. Lưu ý rằng nếu bạn nghiêng đầu qua một bên thì nhớ đổi bên để không bị lệch cổ nhé!



------------------------------------------------------

Cảm ơn bạn đọc đã đọc hết bài! Đọc thêm về các tư thế Gập Trước khác trong Yoga:



Prop Up! là một dự án Hà My Yoga (Sweden) thực hiện nhằm giúp bạn làm được hơn 80 tư thế Yoga một cách dễ dàng cùng với các dụng cụ đơn giản: block, dây, chăn, gối, tường. Giúp bạn có thể thật sự tận hưởng việc thực hành Yoga!


Bạn thấy bài viết hữu ích? Hãy share về FB của mình nhé!

Đã cập nhật: 9 thg 10, 2020

Trong tiếng Phạn, Janu là đầu gối, và sirsa là đầu. Janusirsasana = tư thế đầu chạm vào đầu gối. Tư thế này có một vài biến thể, trong đó có biến thể vặn xoắn. Các biến thể cúi gập trước tôi sẽ giới thiệu trong họ tư thế Yoga Cúi Gập Trước.



Trong tư thế Janusirsasana vặn xoắn, chúng ta đang nghiêng lườn và vặn xoắn cùng lúc. Tư thế này dãn cơ lườn và mở vai rất đã, cũng như dãn cả cơ chân. Tuy nhiên nhiều người cảm thấy khó khăn do đang cứng các cơ nói trên. Chúng ta sẽ xử lý từng phần của tư thế.


Cách đơn giản nhất, chúng ta không cần cầm hẳn tay vào bàn chân. Nghiêng lườn, vươn dài người để tìm cảm giác dãn cơ bên lườn, thêm hành động hướng lồng ngực lên trên đẻ vặn xoắn cột sống.



Có thể đặt khuỷu tay vào bên trong đùi để tạo thêm lực đẩy hỗ trợ vặn xoắn sâu thêm. Với người cứng cơ gân kheo, co đầu gối lại để bớt căng một chút và không bị gù lưng.



Sử dụng dây: dùng dây để kết nối bàn tay với bàn chân, và đi dần tay trên dây để tiến gần tới chân hơn. Hãy nhớ đây là một tư thế vặn xoắn bạn nhé, nên luôn vặn hướng lồng ngực lên và đạt được các tác dụng dãn cơ của tư thế.



Nhiều người mới tập Yoga do cấu tạo khớp háng, hoặc do cơ bị cứng, họ cảm thấy ngồi chông chênh không vững chắc. Trường hợp khác thì không thoải mái do đầu gối ở cách mặt đất xa. Chúng ta có thể đặt block xuống dưới vị trí đầu gối để hỗ trợ họ ngồi vững hơn. Trong các trường hợp đó, thường cơ gân kheo cũng chưa dãn được nhiều. Thích nhất là đặt một cái gối to xuống dưới đầu gối để đầu gối có thể co lại và chân cũng được nghỉ trên cái gối êm ái.



------------------------------------------------------

Cảm ơn bạn đọc đã đọc hết bài! Đọc thêm về các tư thế Vặn Xoắn khác trong Yoga:

- Tư thế La Bàn

- Tư thế Thòng Lọng Pasasana - ngồi xổm vặn xoắn

- Giới thiệu về vặn xoắn & Tư thế Cái Ghế vặn xoắn



Prop Up! là một dự án Hà My Yoga (Sweden) thực hiện nhằm giúp bạn làm được hơn 80 tư thế Yoga một cách dễ dàng cùng với các dụng cụ đơn giản: block, dây, chăn, gối, tường. Giúp bạn có thể thật sự tận hưởng việc thực hành Yoga!


Bạn thấy bài viết hữu ích? Hãy share về FB của mình nhé!

bottom of page